CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
a. Tên ngành, nghề: Công tác xã hội
b. Đối tượng tuyển sinh:
- Nam/Nữ từ 15 (mười lăm) tuổi trở lên
- Có trình độ học vấn phù hợp và sức khỏe phù hợp với nghề Công tác xã hội.
c. Mô tả khóa học và mục tiêu đào tạo:
* Mô tả khóa học:
Đào tạo nhân lực kỹ thuật có trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề trong lĩnh vực công tác xã hội, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* Mục tiêu đào tạo:
- Kiến thức:
+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về yêu cầu, tiêu chuẩn của nghề; áp dụng được một số kiến thức nhất định khi thực hiện công việc và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn
+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, tổ chức huy động nguồn lực.
+ Trang bị cho người học các kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực công tác xã hội đối với những nhóm đối tượng đặc thù
- Kỹ năng:
+ Áp dụng tốt và linh hoạt các kỹ năng lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn;
+ Có khả năng kèm cặp và hướng dẫn tình nguyện viên, cộng tác viên;
+ Thành thạo kỹ năng truyền thông vận động, kỹ năng giám sát, đánh giá thu thập thông tin;
+ Thực hiện tốt kỹ năng thương thuyết;
+ Có khả năng tham mưu với cấp trên tổ chức trợ giúp đối tượng;
+ Biết cách ghi biên bản cuộc họp;
+ Biết cách ghi và lưu trữ hồ sơ đối tượng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với công việc và các công việc liên quan đến công tác xã hội;
+ Có khả năng tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ của nghề và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc của mình.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Học sinh tốt nghiệp sẽ làm việc tại:
+ Làm việc ở cơ quan Thương binh xã hội từ cấp huyện đến cấp xã (phường), các tổ chức đoàn thể, hội, hiệp hội, các cơ sở bảo trợ xã hội, các mái ấm, nhà mở, các tổ chức phi Chính phủ đang hoạt động trợ giúp đối tượng và cộng đồng tại Việt Nam;
d. Danh mục và thời lượng các mô đun
MÃ | Tên mô đun | Thời gian học tập (giờ) | ||||
Tín chỉ | Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập | Thi, Kiểm tra | ||||
MĐ 01 | Nhập môn công tác xã hội | 3 | 60 | 30 | 26 | 4 |
MĐ 02 | Công tác xã hội cá nhân và nhóm | 3 | 90 | 15 | 69 | 6 |
MĐ 03 | Công tác xã hội với các nhóm đối tượng | 7 | 185 | 35 | 138 | 12 |
Tổng cộng: | 13 | 335 | 80 | 233 | 22 |
đ. Khối lượng kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Kiến thức: 80 giờ
+ Kiến thức thực tế và sự hiểu biết trong phạm vi hẹp về một vài công việc của một nghề xác định.
+ Kiến thức cơ bản về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật phục vụ cuộc sống, học tập nâng cao và chuẩn bị cho công việc nghề nghiệp.
- Kỹ năng: 233 giờ
+ Kỹ năng thực hành cơ bản, lao động chân tay, trực tiếp
+ Kỹ năng giao tiếp cơ bản trong môi trường quen thuộc.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Thực hiện một số công việc đơn giản, có tính lặp lại dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn.
+ Làm việc với sự giám sát chặt chẽ, tuân thủ hướng dẫn hoặc làm theo mẫu.
+ Tự đánh giá và đánh giá công việc với sự giúp đỗ của người hướng dẫn.
e. Thời gian khóa học:
- Tổng thời gian toàn khóa: 3 tháng (12 tuần);
- Thời gian thực học: 10 tuần ( 32-36h/tuần)
+ Thời gian học lý thuyết: 80 giờ
+ Thời gian thực hành: thực tập: 233 giờ;
+ Thời gian ôn, kiểm tra, hoặc thi kết thúc mô đun, khóa học: 40 giờ (1 một tuần)
+ Xét và công nhận tốt nghiệp: 01 tuần
f. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:
- Các mô đun chuyên môn nghề học tích hợp tại phòng thực hành
- Sau khi kết thúc các mô đun trong chương trình được xét công nhận tốt nghiệp.
- Người học, học liên thông lên trình độ cao hơn tại trường cùng chuyên ngành sẽ được Nhà trường miễn học lại các kiến thức đã học, chỉ phải học hoàn thành tiếp những môn học mô đun trong chương trình liên thông của trình độ đó.
g. Phương pháp và thang điểm đánh giá:
- Phương pháp kiểm tra: Tự luận hoặc trắc nghiệm;
- Thang điểm đánh giá: Sử dụng thang điểm 10